Vì sao mức phí đường bộ từ Hà Nội tăng lên?
Kể từ ngày 5/5, trên các tuyến Quốc lộ 1 Hà Nội – Bắc Giang sẽ chính thức được thu phí với mức phí là 35.000 đồng/lượt với xe dưới 12 chỗ, có tải trọng dước 2 tấn và xe buýt vận tải khách công cộng; mức phí 200.000 đồng/lượt với các xe tải có tải trọng từ 18 tấn trẻo lên và các xe chở hàng vận chuyển hàng hóa đi miền bắc bằng container 40 feet.
Được biết, trước đó, phí cao tốc đi từ Hà Nội – Hải Phòng cũng có sự thay đổi đáng kể, tăng trung bình ở cao tốc là 25% và QL 5 là 50%. Cụ thể, với tuyến cao tốc thì mức phí lần lượt là 210.000 đồng/lượt với xe dưới 12 chỗ, xe buýt, mức phí 840.000 đồng/lượt với xe tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe container 40 feet. Còn với tuyến quốc lộ thu 45.000 đồng/lượt) với xe dưới 12 chỗ và xe buýt, 200.000 đồng/lượt với xe tải trên 18 tấn và xe container. Nguyên nhân dẫn đến việc này do cao tốc đi từ Hà Nội – Hải Phòng được đầu tư với số tiền rất lớn 45.000 tỉ đồng, vay vốn với lãi suất bình quân 10,5% -11.4% trong thời gian 30 năm. Do đó, việc tăng phí để bù đắp lại nguồn tài chính đã chi đảm bảo được tài chính.
Tìm hiểu về phí đường bộ
Theo quy định của Luật Đường bộ và các văn bản hướng dẫn thì phí bảo trì đường bộ thu trên đầu phương tiện dùng để bảo trì cho quốc lộ, đường địa phương do ngân sách nhà nước đầu tư. Các trạm thu phí trên quốc lộ thì phải được sự thoả thuận của Bộ GTVT, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố. Còn đối với các trạm thu phí đặt trên đường địa phương thì do HĐND địa phương đó quyết định.
Tuy nhiên, hiện có sự thay đổi chính sách nên một số trạm thu phí đặt trước đây, do lịch sử để lại cần phải có thay đổi.
Những đối tượng phải nộp phí đường bộ
Phương tiện giao thông cơ giới: xe ô tô, máy kéo, xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô. Tuy nhiên, các xe ô tô bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai; bị tịch thu; bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên thì không phải nộp phí đường bộ. Trường hợp xe đã nộp phí sử dụng đường bộ thì chủ xe sẽ được trả lại số phí đã nộp hoặc trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ nếu có đầy đủ hồ sơ.
Từ đó, tổ chức, cá nhân sở hữu sử dụng hoặc quản lý phương tiện có trách nhiệm nộp phí đầy đủ và nghiêm ngặt.