Vận chuyển hàng hóa là gì?
Vận chuyển hàng hóa được hiểu là việc giao nhạn hàng hóa di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Thông thường vận chuyển hàng hóa gắn với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và có sự kí kết hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người nhận hàng.
Thế nào là vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa được hiểu là việc giao nhạn hàng hóa di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Thông thường vận chuyển hàng hóa gắn với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và có sự kí kết hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người nhận hàng.
Theo đó, trong vận chuyển hàng hóa bạn có thể vận chuyển hàng hóa Bắc Nam bằng nhiều con đường khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường sắt và được hàng không. Trong đó, vận tải đường bộ bao gồm ô tô và hệ thống đường xá. Do có một số đặc thù riêng nên đôi khi được xem là một phương thức riêng biệt với vận tải đường bộ. Vận tải thủy gồm vận tải đường biển và vận tải đường sông. Vận tải đường không sử dụng máy bay là phương tiện duy nhất.
Nếu phân chia theo nhiệm vụ thì chúng ta có thể chia thành các nhóm vận tải như, vận tải công cộng phục vụ chung cho lĩnh vực lưu thông và dân cư, vận tải chuyên dùng trong sản xuất và vận tải dùng riêng cho cá nhân như xe máy, ô tô…vv. Vận tải liên hợp là chuyên chở hàng hóa bằng ít nhất hai phương tiện. Xu hướng đa dạng và hiện đại hóa vận tải là yếu tố không thể thiếu trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Khi việc vận chuyển hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ được người ta gọi là dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Các công ty thực hiện công việc này được gọi là công ty vận tải hàng hóa.
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa là gì?
Dịch vụ hàng hóa ra đời là nhu cầu thiết yếu giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng hơn bởi khi nền kinh tế hàng hóa đã ra đời thì công việc vận chuyển hàng hóa luôn đi đôi và có vai trò cực kỳ quan trọng với cuộc sống con người. Hơn nữa, hàng ngày chúng ta di chuyển bằng xe máy, ô tô, hay máy bay. Các hàng hóa tiêu dùng tại các trung tâm mua bán được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt…. Nguyên vật liệu sản xuất được khai thác và vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến nơi địa điểm sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển…
Cứ như vậy, việc vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu coi toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó. Sự ra đời của các dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Đối tượng tham gia dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa. Trong quá trình này có nhiều đối tượng tham gia, phổ biến bao gồm:
- Người mua hàng (buyer): người mua đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả tiền mua hàng.
- Người bán hàng (seller): người bán hàng trong hợp đồng thương mại
- Người gửi hàng (consignor): người gửi hàng, ký hợp đồng vận tải với người giao nhận vận tải
- Người nhận hàng (consignee): người có quyền nhận hàng hóa
- Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.
- Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): vận chuyển hàng từ điểm giao đến điểm nhận theo hợp đồng vận chuyển.
- Người giao nhận vận tải: người trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng đứng tên người gửi hàng (shipper) trong hợp đồng với người vận tải.
Sự khác nhau giữa consignor và shipper: hai từ này đều có nghĩa là người gửi hàng, và về cơ bản có nghĩa tương tự nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người ta thường dùng từ consignor chứ không phải là shipper, và ngược lại. Chẳng hạn trong mẫu vận đơn FBL của FIATA, người gửi hàng là “consignor”, còn trên vận đơn của hãng tàu chợ, người gửi hàng thường là “shipper”.
Qua bài viết này đã cho độc giả hiểu thêm được những định nghĩa khái niệm về vận chuyển hàng hóa là gì và dịch vụ vận chuyển hàng hóa rồi nhé.